Quốc ca Tiệp Khắc 1918 Nad Tatrou sa blýska

Khi Tiệp Khắc hình thành năm 1918, các cuộc tranh luận nảy lửa đã diễn ra về vấn đề quốc ca. Quốc ca có những giới hạn có nhiệm vụ thay mặt cho nhiều dân tộc trong một quốc gia mới hình thành vói nhiều dân tộc, trong đó có nhiều dân tộc lớn chiếm tỉ lệ dân số cao vào đầu thế kỉ 20 trên lãnh thỏ Séc và Slovakia trong quốc gia Tiệp Khắc như Séc, Slovak, Morava, Hung. Ngoài ra, nó còn phải đại diện cho nhiều xu hướng chính trị cùng thời.

Về phần người Slovak, bài thơ của Janko Matúška được chọn từ các bài hát mang phong cách quốc ca: Hej, Slováci của Samo Tomášik, Kto za pravdu horí của Karol Kuzmány và Nad Tatrou sa blýska của Jank Matúška. Bên Séc chọn bài Kde domov můj. Quốc ca Tiệp Khắc ra đời không nhận được sự đồng thuận từ tất cả các bên về việc chọn bài hát, nội dung lời và hình thức, nhiều năm sau khi quốc gia hình thành nó vẫn không được ghi nhận trong bộ luật quốc gia. Đến năm 1930, hội đồng bộ trưởng quyết định về quốc ca Tiệp Khắc: khổ thơ đầu của bài thơ Nad Tatrou sa blýska tiếng Slovak đã trở thành phần hai của quốc ca song ngữ của Tiệp Khắc, trong đó phần đầu là bài Kde domov můj tiếng Séc. [19]

Các phản ứng của những người Slovak không đồng tình tiếp diễn sau đó, nhất là những người theo chủ nghĩa tự trị, họ vẫn hát bài Hej, Slováci hay Kto za pravdu horí thay cho quốc ca chính thức. Trong thời kì phụ thuộc Phát xít Đức, chính bài Hej, Slováci đã là quốc ca của Cộng hòa Slovakia (1939–1945).

Một chi tiết quan trọng trong phần Slovak, trong câu Zastavme sa bratia khác với nội dung thơ của Janko Matúška Zastavme ich bratia trong cả lịch sử Tiệp Khắc. Hoán đổi này nhiều khả năng đã xảy ra do sai lẫn hay do một quyết định quan liêu vào năm 1918 khi Tiệp Khắc hình thành. Câu thơ Zastavme ich bratia (Hới những người anh em hãy chặn chúng lại) bị viết lại thành một nội dung thụ động Zastavme sa bratia (Hỡi những người anh em hãy dừng lại) để giữ vần với chữ sa trong câu thứ ba.[8] Câu này được hát lại đúng theo thơ của Janko Matúška trong cách mạng Nhung 1989, trước khi Slovakia tách khỏi Tiệp Khắc.[20]

Quốc ca còn được viết bằng tiếng Đức cho người dân tộc Đức sống tại Tiệp Khắc. Giữa các năm 1918 - 1938 còn tồn tại phiên bản quốc ca Tiệp Khăc tiếng Hung nhưng chỉ lấy lời từ phần quốc ca Séc Kde domov můj, chỉ có câu cuối cùng tiếng Séc země česká, domov můj (đất nước Séc, quê hương tôi) được dịch và chuyền lời sang tiếng Hung thành Csehszlovák föld a hazám (Đất nước Tiệp Khắc, quê hương tôi).

Quốc ca Tiệp Khắc,
phần Slovakia, tiếng Slovak
Tạm dịch nghĩa
tiếng Việt
Quốc ca Tiệp Khắc,
phần Slovakia, tiếng Đức
Nad Tatrou sa blýska, hromy divo bijú.
Zastavme sa bratia,
veď sa ony stratia,
Slováci ožijú.
Sét loé sáng trên Adãy núi Tatra, sấm gầm vang điên loạn.
Hỡi những người anh em, hãy dừng lại,
Rồi chúng sẽ cút đi,
Người Slovak sẽ hồi sinh.
Ob der Tatra blitzt es,Dröhnt des Donners Krachen
Doch der Stürme Wehen
wird gar bald vergehen
Brüder, wir erwachen!

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nad Tatrou sa blýska http://www.jozefbanas.sk/index.php/zaujimavosti/51... https://dikda.eu/ludovit-stur-bojoval-za-ucebnice-... https://dikda.eu/upravit-nad-tatrou-sa-blyska-je-t... https://www.cas.sk/clanok/275582/ukazte-aki-pravov... https://www.ecav.sk/archiv/archiv-2011/matuska-jan... https://www.extraplus.sk/clanok/nad-tatrou-sa-blys... https://history.hnonline.sk/starsie-dejiny/1901150... https://style.hnonline.sk/vikend/539443-janko-matu... https://style.hnonline.sk/vikend/586487-nova-hymna... https://matica.sk/nacieranie-z-podtatranskych-stud...